background img

Sinh con và Chăm sóc em bé

Cho bé ăn sáng bằng ngũ cốc

Thực đơn cho bé ăn sáng bằng ngũ cốc là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh cho cả gia đình. Tuy nhiên có một số thông tin cho rằng ngũ cốc dành cho trẻ em không đầy đủ dinh dưỡng và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển kỹ năng toàn diện của bé. Bài viết dưới đây sẽ chỉ dẫn cho các bà mẹ cách lựa chọn loại ngũ cốc an toàn cho bữa ăn của bé.


 
Tại sao thực đơn cho bé bữa ăn sáng quan trọng?
Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên của bé sau một giấc ngủ dài 8-12 tiếng. Mặc dù cơ thể bé vẫn chưa đốt hết năng lượng trong khi ngủ, bé vẫn cần được bổ sung thức ăn để tái tạo cơ thể và phát triển. Trên thực tế, một vài bé dường như cao hơn vào buổi sáng và “lùn đi” vào buổi tối. Cũng như vậy, khả năng trao đổi chất của cơ thể cao nhất vào buổi sáng. Do đó bé cần được cho ăn vào thời điểm dễ hấp thu nhất.
 
Khi bé mới thức dậy, lượng đường trong máu thấp và cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhanh chóng. Thậm chí có nhiều bé thức dậy với bụng đói và quấy mẹ đòi ăn. Bữa ăn sáng tác động đầu tiên tới bộ não và cơ thể, thỏa mãn nhu cầu năng lượng cần thiết.
 
Bỏ qua bữa ăn sáng thường gây ra ảnh hưởng xấu đến cơ thể vào giữa buổi. Thiếu năng lượng cung cấp cho não sẽ có thể làm rối loạn hoạt động tinh thần và thể chất. Đặc biệt ở trẻ em, một bữa ăn sáng đầy đủ chất sẽ tạo hành vi tốt ở trẻ và thói quen ăn uống tốt. Trẻ em bỏ bữa sáng thường mập ra và khó có thể tập trung học.
 
Lựa chọn ngũ cốc lành mạnh bằng cách nào?
Phần lớn mọi người thường chọn loại ngũ cốc có nhiều chất xơ và nguồn tinh bột tốt giúp cung cấp năng lượng. Người trưởng thành cần khoảng 30gr chất xơ mỗi ngày trong khi trẻ em chỉ cần 5-10gr. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại ngũ cốc đáp ứng được cả hai yêu cầu này.
Tuy nhiên, bạn cần tìm kiếm thêm thông tin để quyết định loại ngũ cốc phù hợp thực đơn cho em bé nhà mình. Bạn có thể lập một bản danh sách để kiểm tra các thành phần của ngũ cốc như sau:
 
Đường
Kiểm tra xem liệu ngũ cốc cho trẻ có thêm đường hay không. Lượng đường thêm này có ít giá trị dinh dưỡng và có thể gây sâu răng cho trẻ. Do đó trẻ em nên tránh hoặc ăn ít loại ngũ cốc có đường trong thực đơn. Kiểm tra danh sách các thành phần của ngũ cốc để xem thứ hạng của đường. Nếu đường nằm trong top 2 hoặc 3 thì bạn cần cân nhắc trước khi mua.
 
Ngũ cốc này có chỉ số đường huyết thấp hay trung bình không? Chỉ số này trong ngũ cốc thấp hoặc trung bình sẽ cung cấp sự giải phóng năng lượng chậm hơn và tốt cho sức khỏe và chăm sóc trẻ.
Tại sao lượng đường lại quan trọng như vậy đối với sức khỏe? Ngoài tác hại gây sâu răng, đường nói chung và lượng đường đơn giản vượt quá mức có thể phá hủy khả năng cân bằng đường trong máu và insulin của cơ thể. Sự mất cân bằng này không chỉ tác động tới bộ não mà còn gây ra bệnh béo phì. Qua một thời gian, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến sự kháng insulin và bệnh tiểu đường.

Muối
Các nghiên cứu cho thấy phần lớn natri trong cơ thể có nguồn gốc từ thức ăn. Kiểm soát lượng natri là tốt cho cơ thể. Vì vậy kiểm tra nếu lượng natri thấp hơn 100g là có thể chấp nhận được.
 
Chất béo
Thông thường lượng chất béo chứa trong ngũ cốc là không cao. Tuy nhiên hãy luôn nhớ những thức ăn có hàm lượng chất béo quá thấp thì không nên cho trẻ dưới 2 tuổi ăn.
 
Trường hợp nào nên cho trẻ ăn cháo?
Cháo là một thức ăn sáng tuyệt vời, đặc biệt là vào mùa đông. Cháo có hàm lượng Natri thấp, nhiều chất xơ, có chỉ số GI thấp. Hơn nữa, theo các chuyên gia về sức khỏe, yến mạch có khả năng phục hồi và làm dịu hệ thống thần kinh. Một cốc yến mạch nấu chín cung cấp khoảng 3 - 4g chất xơ. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm hoa quả và sữa chua để tạo một bữa sáng đầy đủ và dinh dưỡng

0 nhận xét:

Post a Comment