background img

Sinh con và Chăm sóc em bé

Kinh nghiệm sinh mổ lần 2

Sinh mổ thường được thực hiện sau khi gây tê màng cứng (hoặc gây tê cột sống), để người mẹ vẫn có thể nhận biết được sự ra đời của con mình nhưng không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bác sĩ gây mê có thể quyết định chọn biện pháp gây mê toàn thân.



Đối với phụ nữ, sinh mổ có những ưu điểm nhất định, đó là:

  • Giúp cuộc sinh nở diễn ra nhanh gọn. Bác sĩ, nữ hộ sinh không phải theo dõi thường xuyên.
  • Các bà mẹ không phải đau đẻ. Giúp bé con chào đời theo tử vi.
  • Tránh được một số nguy cơ khó tiên lượng khi sinh và sau khi sinh như thuyên tắc ối, suy thai cấp, băng huyết sau sinh…
  • Giữ được sự rắn chắc của tầng sinh môn. Tránh được các nguy cơ bị tổn thương đường sinh dục như vỡ tử cung,
  • An toàn cho mẹ và bé trong những trường hợp mẹ có khung chậu giới hạn hay hẹp, trường hợp không thể sinh được đường âm đạo như em bé quá to, thai không thuận (không nằm xuôi với đầu nằm xuống dưới mà là nằm ngược hay nằm ngang)
  • Đề phòng và kiểm soát nguy cơ tăng  cao huyết áp trong quá trình mổ lấy thai ở những bà mẹ nhiễm độc thai nghén và các sản phụ mắc bệnh cao huyết áp
  • Bảo vệ thai nhi trước nguy cơ bị cạn nước ối hoặc thai nhi đã quá già tháng…

Tuy nhiên, sinh mổ cũng có nhiều bất lợi cho cả mẹ và bé. Đặc biệt là sự phụ thuộc khi lần sinh thứ 2, thứ 3 vẫn phải sinh mổ: Theo khuyến cáo một khi bạn đã sinh mổ thì ít nhất 3 năm sau mới được phép mang thai, nếu mang thai trước thời gian quy định thì rất dễ gây nguy hiểm cho tính mạng bà mẹ và bé, đồng thời những lần mang thai thứ 2,thứ 3 tiếp theo sẽ vẫn phải sinh mổ.

Dưới đây là tổng hợp kinh nghiệm sinh mổ lần 2 của các mẹ trên cộng đồng Webtretho:
mailien2103: Mình vừa sinh mổ lần 2 xong này. Lần đầu tiên sau nửa tháng vẫn chưa đứng thẳng người lên được. Nghe các mẹ nói mổ lần 2 đau hơn lần 1 nhiều lắm mình cũng lo. Nhưng mổ lần 2 xong, trộm vía, mình thấy nhẹ nhàng lắm. Ngày đầu tiên còn bất động, ngày thứ 2 lò dò vài bước, tới ngày thứ 3 là đi lại bình thường rồi. Ngày thứ 4 là bế con về nhà, leo thang bộ lên tận lầu 4 vô tư luôn. Mình cũng không phải dùng một viên giảm đau nào hết. Các mẹ cứ giữ tâm lý thoải mái, sinh con an toàn, đừng lo lắng gì hết nhé!

thao: Mình sinh mổ lần 1, lần 2 vẫn anh bác sỹ cũ theo dõi. Khi mình nói muốn mổ sớm lúc 38w thì anh ấy không đồng ý, vẫn muốn để đến gần ngày dự sinh. Cuối cùng mình mổ trước ngày dự sinh 3 hôm.
Cảm giác đầu tiên là sợ. Không phải sợ đau mà sợ chết, sợ đến nỗi nằm trên bàn mổ tụt cả huyết áp.
Vào phòng mổ lúc 12h50 phút, ra khỏi phòng lúc 13h45. Con mình chào đợi lúc 13h14'. Vì mổ chỉ định không phải trường hợp đặc biệt nên chỉ gây tê, tỉnh táo suốt thời gian mổ.
Sau mổ: lúc ở hậu phẫu vẫn thấy bình thường. Hết thuốc tê cũng không thấy đau nhiều.Chỉ kinh nhất lúc bác sỹ ấn bụng, kiểm tra tử cung co lên chưa, đau chảy nước mắt luôn. Mổ lúc 1h chiều hôm trước thì 5h sáng hôm sau đã dậy đi lại và pha sữa cho con ăn. Hơi nhâm nhẩm đau lúc cho con bú, bác sỹ bảo thế là tốt vì tử cung co lên. Truyền 3 ngày ks nhưng ngày thứ 2 đã có sữa, sữa về sớm hơn lần mổ trước.

Anthogory: Mình sinh mổ 2 lần rồi, một trai và một gái nên đương nhiên là mẹ chồng kiêm mẹ vợ trong tương lai rồi, không còn phấn đấu như bạn :3: . Nhưng khi mang bầu đứa thứ 2 có đến tư vấn bác sĩ (ở Từ Dũ và và Khoa Sản Đại học Y Dược) vì 2 đứa chỉ cách nhau đúng 1 năm rưỡi  . Bây giờ anh 32 tháng thì em 14 tháng. Mình nhớ là bác sĩ nói là có thể sinh mổ thêm lần 3 nữa đấy, nhưng cố để thời gian dài hơn cho yên tâm. Người tư vấn cho mình là GS dạy ở Đại học Y Dược đấy. Mình cũng có quen 1 chị, đứa đầu sinh mổ, đứa thứ 2 sinh thường, đứa thứ 3 lại sinh mổ. Đáng nể là 5 năm 3 đứa. Xem thử thế nào nhé, nhớ tư vấn thêm bác sĩ. Chúc cho mơ ước thành mẹ chồng sớm trở thành hiện thực.

Mình cũng sinh mổ 2 lần. Bây giờ Bờm 32 tháng thì Bibi 14 tháng. Khi Bờm mới 9 tháng thì mình đã dính chưởng. Lúc đó cũng lo lắng ghê lắm. Đến bệnh viện Từ Dũ thì nghe 1 câu trả lời lấp lửng rằng rằng việc giữ hay để thai là tùy mình    . Tư vấn qua 1080 thì cũng nghe như thế . Nhưng sau khi mình đến khoa phụ sản ĐH Y Dược TPHCM thì yên tâm hơn. Một ông GS BS khám cho mình. Khi mình hỏi ý kiến thì BS nói rằng đối với những trường hợp sinh mổ lần 2, nếu để thời gian đúng theo quy định thì tỷ lệ an toàn là 98%. Còn trường hợp của mình thì tỷ lệ sẽ thấp hơn 1 chút, khoảng 96%. Nhưng đó chỉ là lý thuyết, còn thực tế thì không bao giờ có chuyện vỡ tử cung vì vết mổ mới cả. Nếu có chuyện đó thì xác suất rất thấp và chỉ xảy ra trong trường hợp đau đẻ dữ dội, tử cung co bóp nhiều. Vì vậy, nên chủ động sinh trước khi đau đẻ cho an toàn, còn không thì khi mới chớm đau đẻ phải vào bệnh viện mổ ngay.

Em bé thứ 2 mình để đến 40 tuần vẫn chưa thấy đau đẻ gì cả, mổ chủ động luôn. Bây giờ nhìn hai anh em chơi với nhau, đáng yêu lắm, mình cứ mừng thầm vì ngày xưa đã quyết định sáng suốt. Tất nhiên là sẽ vất vả hơn, mình mình nghĩ cứ cố lên 1 chút là được :1: :1: .
Một chị mình quen thì siêu lắm. Đứa đầu sinh mổ. 1 năm rưỡi sau sinh thường. Rồi gần 2 năm sau thì lại sinh mổ. 4 mẹ con đều khỏe mạnh, bình thường. Bạn có biết Britney Spears không? 2 lần sinh mổ mà bây giờ thằng nhóc đầu 14 tháng, thằng sau 5 tháng. Báo chí đăng đầy! Bạn đừng lo lắng quá, nên đi tư vấn vài nơi xem sao nhé. Nhưng mình mong rằng bạn sẽ tiếp tục tập 2.


2 comments: Leave Your Comments

  1. Muốn sinh em bé lần nữa lắm. Nhưng sợ đau vì kh hợ thuốc gây tê, đẻ mổ có thể gây mê kh và gây mê ảnh hưởng gi nhiều đén em bé kh?, lần mổ trước suýt chết vì suy tim.

    ReplyDelete
  2. Muốn sinh em bé lần nữa lắm. Nhưng sợ đau vì kh hợ thuốc gây tê, đẻ mổ có thể gây mê kh và gây mê ảnh hưởng gi nhiều đén em bé kh?, lần mổ trước suýt chết vì suy tim.

    ReplyDelete