background img

Sinh con và Chăm sóc em bé

Bệnh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh (PND) thường rất phổ biến. Nó ảnh hưởng tới 15% số những người mới làm mẹ, nhưng có rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi, đuối sức, đôi khi cảm thấy cô đơn và bị cô lập. Thường thì nó bắt đầu khoảng ba tuần sau ca sinh nhưng cũng có thể đến nhiều tháng sau khi bạn đã có em bé. Không có một khung thời gian cố định hoặc công thức nào cho việc bạn sẽ có cảm giác ra sao.



Cảm thấy cô đơn là cảm giác phổ biến nhất của chứng trầm cảm sau sinh. Rất khó để có thể bạn có thể ra ngoài và giữ liên lạc với bạn bè khi có em bé. Hoặc khi bạn ra ngoài, nhìn thấy mọi người dường như có vẻ ngon lành hơn bạn nên bạn thậm chí cảm thấy tệ hơn trước.

Cảm giác tội lỗi và thất vọng cũng là một phần của chứng trầm cảm. Rất có thể bạn sẽ cảm thấy thật tệ vì bạn không nghĩ rằng bạn yêu thương con mình đủ nhiều, điều đáng lẽ bạn nên làm. Hoặc bạn nghĩ rằng làm mẹ sẽ rất tuyệt vời và nó thực sự không như vậy. Có rất nhiều lý do khiến một người mẹ cảm thấy mình không đủ sức đương đầu với vai trò làm mẹ.

Vài chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể liên quan đến sự thay đổi hooc môn của bạn, một yếu tố có thể tác động đến khả năng vượt qua khó khăn. Đây là một trong số những cảm giác mà bạn có thể sẽ gặp phải nếu bạn bị trầm cảm sau sinh:

Hàng ngày bạn thức dậy với cảm giác mệt mỏi thậm chí là sau một giấc ngủ dài.

Bạn không thể ngủ cho dù có mệt  thế nào đi nữa.

Bạn thấy thật khó để mà tập trung vào điều gì đó, cũng như khó tự kiểm soát mình hoặc một công việc đơn giản nào đó.

Những thứ nhỏ nhặt lại trở nên nghiêm trọng và bạn thấy thật khó mà đặt chúng vào đúng hoàn cảnh.

Bạn có cảm giác bạn thất bại trong vai trò làm mẹ.

Bạn rất mau nước mắt, và thỉnh thoảng lại khóc mà chẳng rõ lí do.

Bạn cần sự giúp đỡ nếu có bất cứ một dấu hiệu nào trên đây diễn ra thường xuyên đủ để làm bạn lo lắng. Ai cũng sẽ có lúc thấy mệt mỏi, buồn và khóc vào lúc nào đó – nhưng nếu nó lặp lại thường xuyên quá thì có thể bạn đã mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Có thể nhờ ai giúp đỡ:
Trung tâm chăm sóc sức khỏe trẻ em của bạn được huấn luyện để cung cấp những hỗ trợ cho phụ nữ bị trầm cảm sau sinh, và họ sẽ tiếp tục cho lời khuyên từ các bác sĩ hoặc từ những nguồn khác có ích. Họ có thể giúp bạn liên hệ với những người mẹ khác hoặc những dịch vụ hỗ trợ trong cộng đồng của bạn.

Bác sĩ của bạn có thể kê toa thuốc chống trầm cảm hoặc đề nghị những hình thức giúp đỡ khác. Một vài phép trị liệu có thể tác động đến con bạn nếu bạn đang cho con bú nên việc xem xét thời điểm chữa trị cho bạn rất quan trọng. Bạn bè, chồng và gia đình có thể giúp đỡ và hỗ trơ bạn nhiều thứ. Bạn không cần phải giấu giếm cảm giác tệ hại của mình – vì bạn xứng đáng được nhận những sự hỗ trợ vào thời điểm này. Một số nhà cố vấn hay trị liệu tâm lý cũng có thể giúp bạn. “Điều trị bằng cách trò chuyện” được cho là hiệu quả nhất trong điều trị PND. Hiện nay có những chương trình chăm sóc sẵn sàng cung cấp những phương pháp điều trị tâm lý với giá mềm.

Điểm quan trọng là PND dễ chữa trị và có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng cách.

Con bạn cũng cần bạn cảm thấy khỏe mạnh nên việc bạn yêu cầu giúp đỡ khi cần là điều đáng làm.

Hãy sử dụng những nguồn tư liệu này trong cộng đồng của bạn.

0 nhận xét:

Post a Comment