background img

Sinh con và Chăm sóc em bé

Dấu hiệu mang song thai

Hiện nay, trong các trường hợp mang đa thai, mang thai song sinh là phổ biến nhất. Khoảng 90% là cặp song sinh, với 10% còn lại là sinh ba, tư, năm hay sinh nhiều hơn. Ngay cả khi gia đình bạn chưa có cặp song sinh, bạn vẫn có thể có bởi vì người phụ nữ nào cũng có khả năng có cặp song sinh. Có đến 5% sản phụ phát hiện mang thai đôi ở tuần 12 của thai kỳ, nhưng không phải tất cả đều có thể tồn tại và phát triển.



Việc mang thai đôi của bà mẹ này có thể khác các bà mẹ  khác. Không có một tiền lệ hay công thức chung nào cho việc mang thai đôi. Ngay cả khi một người phụ nữ đã sinh đôi, lần mang thai tiếp theo có thể sẽ khác. Tuy vậy một số bà mẹ đã dự đoán trước và lo lắng cho cặp song sinh của mình.

 Dấu hiệu mang song thai
Các dấu hiệu của việc mang song thai sẽ xuất hiện sớm hơn khi mang thai. Điều này là do nồng độ cao của HCG - nội tiết tố gây ra các triệu chứng thai sớm như buồn nôn và ói mửa.
Đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này là do trọng lượng của tử cung đè lên bàng quang. Hiện tượng này xảy ra cho đến khi tử cung được nâng cao hơn ra khỏi khung xương chậu.
Nhận biết được thai đạp sớm, tim thai đập nhanh và rõ hơn , thậm chí có thể nhận biết sớm hơn 15 tuần thai.
Bụng to sớm hơn bình thường. Tử cung có thể nâng lên và ra khỏi khung xương chậu trước 12 tuần.
Trong thời kỳ mang thai, người mẹ có thể gặp các triệu chứng như khó thở. Điều này là do các cặp song sinh đã phát triển rất nhiều bắt đầu chiếm không gian co giãn của phổi.
Suy tĩnh mạch, trĩ, chân đau, phù lên và đi lại khó khăn.
Mang thai đôi khác nhau như thế nào?
Mang thai đôi và mang thai đơn có nhiều điểm khác nhau. Các triệu chứng mang thai đôi có thể nhiều hơn, bứt rứt, khó chịu. Khả năng gặp biến chứng cũng cao hơn. Nhưng không phải cứ mang song thai là có vấn đề, nhiều bà mẹ mang thai song sinh có một thời kỳ thật tuyệt vời và rất thoải mái. Tuy nhiên bà mẹ và song thai cần phải được theo dõi cẩn thận bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Khi siêu âm, bạn có thể không biết đang mang thai với cặp song sinh cùng trứng (giống hệt nhau) hoặc khác trứng (không giống hệt nhau). Hai trường hợp này không khác biệt nhau về triệu chứng mang thai nhưng khác nhau về nguy cơ biến chứng thai đôi.

Một trong những yếu tố làm tăng khả năng thụ thai cặp song sinh là độ tuổi của người mẹ. Nếu bạn là một người mẹ lớn tuổi đã có con thì kinh nghiệm của bạn về một kỳ mang thai sinh đôi có thể khác với một người mẹ trẻ tuổi và mang thai lần đầu tiên. Trong quá trình mang thai có thể rất mệt mỏi, đặc biệt là khi mang song thai. Bắt buộc phải nằm nghỉ ngơi trong khi bạn còn có con nhỏ cần chăm sóc.

Các biến chứng của song thai
Những rủi ro mà bà mẹ mang song thai và em bé của họ gặp phải có thể cao hơn các bà mẹ mang đơn thai và em bé của họ. Những rủi ro này có xu hướng tăng với mỗi tuần của thai kỳ khi những thai nhi lớn hơn và cơ thể người mẹ có những thay đổi phù hợp với nhu cầu của thời kỳ mang thai đôi.

Sẩy thai một hoặc hai thai.
Sinh non: điều này là phổ biến nhiều trong khi mang thai đôi. Người ta ước tính rằng ít hơn 50% các ca mang thai đôi được sinh khi hơn 38 tuần.
Sự bất thường trong cặp song sinh. Hiện tượng này phổ biến hơn ở cặp song sinh cùng trứng.
Cặp song sinh dính liền nhau. Bà mẹ sẽ được thông báo về điều này khi có một chẩn đoán siêu âm trong thời kỳ mang thai.
Nhỏ so với tuổi thai hoặc chậm tăng trưởng trong tử cung. Cặp song sinh thường nhỏ hơn và trọng lượng nhẹ hơn so với những bé sinh đơn có tuổi thai tương ứng.

Nguy cơ mổ lấy thai hoặc sử dụng các hỗ trợ khác như dùng kẹp hoặc giác hút tăng cao. Bà mẹ có hiện tượng sinh ngả âm đạo với cặp song sinh cần phải gây tê ngoài màng cứng và cắt tầng sinh môn. Điều này giúp cho các bác sĩ và nữ hộ sinh kiểm soát chủ động sự ra đời của các em bé, giảm thiểu các biến chứng. Sinh ngả âm đạo chỉ được xem xét nếu em bé đầu tiên là ngôi đầu (đi xuống) và em bé thứ 2 nặng hơn bé đầu tiên 500gr.

Hội chứng truyền máu song sinh (TTTS). Hiện tượng này xảy ra khi một thai nhi trở nên lớn hơn khác thường do có một chia sẻ không đồng đều của dòng máu giữa chúng. Khả năng là khoảng 15% cặp song sinh cùng trứng sẽ có gặp TTTS.

Cái chết của một trong hai song thai. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng giai đoạn nguy cơ cao nhất là trong quí 1 và quí 3.
Gia tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và cao huyết áp do mang thai gây ra (PIH), polyhydramnios - đầy ối (quá nhiều dich ối), thiếu máu và thiếu sắt
Sa dây và cuốn dây. Hiện tượng này khiến nhau thai cuốn cổ thai nhi và làm nghẽn mạch máu dẫn tới một hoặc 2 em bé.

Cẩn thận trong khi mang thai sinh đôi
Khi mang thai sinh đôi, bạn cần phải kiểm tra và siêu âm thai nhiều hơn. Rất khó khăn để sàng lọc thai nhi vào tuần thứ 18, đặc biệt là khi thai song sinh không nằm ở những vị trí tốt nhất để có thể nhìn thấy rõ ràng. Bạn cũng cần phải có kiểm tra Doppler để xem xét lưu lượng máu truyền qua dây rốn của mỗi thai nhi.

Phải theo dõi khối lượng nước ối để đảm bảo thận của các bé đang làm việc có hiệu quả.

Cặp song sinh thường phát triển ở mức tương tự như em bé đơn cho đến giữa 32 và 35 tuần. Sau giai đoạn này của thai kỳ, không gian trở thành một vấn đề không đơn giản cho sự phát triển. Ở giai đoạn này, các bà mẹ đang mang thai với cặp song sinh có thể bắt đầu trở nên rất khó chịu và cảm thấy khó có thể hoạt động dễ dàng. Vết rạn da cũng rất phổ biến trong quí thứ 3 khi các sợi collagen trong da không giãn ra được nữa.

Bạn có thể nghỉ ngơi tại nhà hoặc nhập viện để theo dõi. Đây là một cách để có thể theo dõi huyết áp thường xuyên và cũng làm giảm nguy cơ sinh non.

Nếu bạn có nhóm máu âm tính, bạn có thể cần phải có sự đề phòng hình thành kháng thể Anti-D trong quí thứ hai và thứ ba khoảng 28 và 34 tuần. Bạn cần được bác sĩ sản khoa hướng dẫn cụ thể về điều này vì không có một phương pháp nào phù hợp để áp dụng cho tất cả các bà mẹ.

Nếu bạn có nguy cơ sinh sớm, bạn cần ít nhất một liều corticosteroid. Thuốc sẽ giúp phát triển phổi của thai nhi để chúng không phải hỗ trợ thở khi sinh non.

Bạn cần làm gì trong thời gian mang song thai?
Tầm quan trọng của việc mang thai song sinh làm cho các bà bầu nhiều lúc cảm thấy mình không được quan tâm  trong thời gian mang thai mặc dù các nhân viên sản khoa luôn cố gắng không để xảy ra việc đó. Chính vì vậy, các bà bầu phải có ý thức cho việc chăm sóc cho bản thân mình.
Tự chăm sóc bản thân, ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và duy trì các mối quan hệ lành mạnh đều rất quan trọng trong quá trình mang thai đặc biệt khi mang song thai.

Hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng. Đảm bảo cơ thể bạn có đủ axit folic, protein, sắt và chất dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe cho thai nhi.

Dành thời gian để thư giãn. Cơ thể bạn đang làm việc 24 giờ mỗi ngày để phát triển và giúp hai bé trưởng thành. Điều đó có nghĩa sẽ có lúc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi bạn không làm việc nhiều.
Cần hoàn thành công việc tại Công ty của bạn. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi thai nhi được hơn 6 tháng. Xem xét ngày nghỉ phép của bạn với phòng nhân sự. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy lấy giấy chứng nhận từ bác sĩ. Lên kế hoạch và thông báo cho sếp của bạn khi bạn cần nghỉ sớm.

Tham gia các cuộc họp và trò chuyện với các bậc cha mẹ khác trước khi bạn sinh. Họ sẽ cho bạn rất nhiều kinh nghiệm quí báu.

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các lựa chọn cách thức sinh của bạn. Đọc những gì bạn có thể và hỏi rất nhiều câu hỏi. Các thông tin hữu ích đó sẽ giúp bạn vượt qua được sự lo lắng một cách dễ dàng.
Nếu bạn đã có con lớn, hãy gửi chúng đến nơi tin cậy để chúng được chăm sóc tốt hơn. Hai vợ chồng bạn cần có khoảng thời gian riêng tư trước khi sinh để chuẩn bị cho khoảnh khắc mừng đón cặp song sinh chào đời.

0 nhận xét:

Post a Comment